TỔNG HỢP CÁC LÝ DO QUẢNG CÁO FACEBOOK KHÔNG HIỆU QUẢ - 1990.Agency - Digital Marketing Agency

TỔNG HỢP CÁC LÝ DO QUẢNG CÁO FACEBOOK KHÔNG HIỆU QUẢ

Digital World

Tại Việt Nam, có hơn 47 triệu tài khoản sử dụng Facebook. Không thể phủ nhận, Facebook là công cụ quảng cáo tuyệt vời và là một mảnh đất màu mỡ cho mục đích kinh doanh, tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh những tính năng tuyệt vời và tệp khách hàng rộng lớn, không ít doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc tối ưu quảng cáo trên Facebook để đạt kết quả như mong muốn. Cùng 1990 Agency tìm hiểu những nguyên nhân vì sao các chiến dịch của bạn không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

1) Nhắm mục tiêu quá hẹp

Facebook cung cấp cho chúng ta khả năng nhắm đối tượng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, vấn đề chính là bạn phải biết điều chỉnh phạm vi và nhắm đối tượng như thế nào là phù hợp để tiếp cận đúng với nhóm khách hàng tiềm năng mong muốn.

Theo nguyên tắc chung, mục tiêu càng hẹp, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chiến dịch quảng cáo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhắm đối tượng càng chi tiết, hiệu quả càng được tối ưu. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, yếu tố chi tiết phải phù hợp với mục tiêu truyền thông. Quảng cáo Facebook chủ yếu là nền tảng giúp doanh nghiệp tạo nhận thức về sản phẩm và thương hiệu. Chính vì thế, khi bạn hướng đến gia tăng nhận thức về brand, sản phẩm, dịch vụ, cần càng nhiều người biết đến càng tốt thì việc nhắm đối tượng quá chi tiết đồng nghĩa  với việc đi ngược lại mục tiêu của bạn và chỉ một tỷ lệ nhỏ khách hàng tiềm năng có thể tương tác với quảng cáo của bạn. Nếu bạn đang trong quá trình thử nghiệm thông điệp hoặc sở hữu Fanpage hoàn toàn mới thì việc nhắm đối tượng quá chi tiết sẽ khiến bạn tiêu tốn chi phí quảng cáo nhiều nhưng lại không hiệu quả và khó kiểm soát. 

2) Nhắm mục tiêu quá rộng

Như đã đề cập ở trên, nếu mục tiêu của bạn không phải là tăng nhận thức thương hiệu, sản phẩm thì đừng nên nhắm mục tiêu quá rộng. Tuy nhiên, rộng ở đây cũng cần phải chọc lọc đối tượng phù hợp chứ không phải là chọn hết tất cả.

Nhắm mục tiêu quá rộng đồng nghĩa với việc bạn sẽ đụng phải cạnh tranh lớn giữa các đối thủ khác để tiếp cận khách hàng và dĩ nhiên, ngân sách chạy quảng cáo lúc này không hề nhỏ. Ngoài ra, quảng cáo sẽ giảm tính hiệu quả khi số lần hiển thị bị ít hơn và tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn. Một vấn đề khác chính là quá nhiều người tiếp cận quảng cáo của bạn nhưng bạn lại gặp khó khăn trong việc xác định khách hàng có thực sự quan tâm đến quảng cáo của bạn hay không.
Vậy khi nào không nên nhắm mục tiêu quá rộng? Khi bạn đã xác định được đối tượng khách hàng rõ ràng hoặc có sẵn tệp khách hàng hay mục tiêu là chú trọng vào tỷ lệ chuyển đổi (ra đơn hàng). 

3) Tập trung vào kết quả ngắn hạn 

Khi nhìn thấy một post quảng cáo, bạn có click vào mua hàng ngay lập tức? Mọi khách hàng tiềm năng từ lúc tiếp nhận thông tin đến lúc ra quyết định mua hàng đều sẽ cần thời gian. Nhiều nhà người chạy quảng cáo Facebook thường sai lầm khi định hình rằng Facebook là một kênh tiếp thị phản hồi trực tiếp – khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo sẽ click vào post và họ sẽ nhận ngay giá trị chuyển đổi.

Trên thực tế,  đa số người dùng Facebook là để duy trì và tương tác xã hội. Vì vậy, khi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn phải hiểu rằng người dùng Facebook không thể nhấp và chuyển đổi ngay khi nhìn thấy “Post được tài trợ”. Thông thường, quá trình chuyển đổi và mua hàng là cả một quá trình. Khách hàng sẽ mất một khoảng thời gian để “mưa dầm thấm lâu” và sau đó nhen nhóm ý định mua hàng, tìm kiếm thêm thông tin và đưa ra quyết định mua.
Như vậy, dù bạn có nóng lòng đến mấy thì cũng không thể có kết quả ngay lập tức, thay vào đó, hãy biến quảng cáo của bạn cần đồng hành cùng với hành trình khách hàng. Gợi ý là bạn có thể tạo ra nhiều loại quảng cáo xây dựng sự quen thuộc lên thương hiệu của bạn thay vì thúc đẩy mọi người quá sớm vào quá trình mua hàng.

Lưu ý: Vẫn có trường hợp ngoại lệ cần các chiến dịch quảng cáo đưa ra kết quả ngay lập tức như đối một số doanh nghiệp thương mại điện tử hay doanh nghiệp bán các sản phẩm đơn giản và dễ ra quyết định mua ngay.

4) Đặt mục tiêu không rõ ràng 

Không ai là muốn vung tiền chạy quảng cáo một cách vô nghĩa. Một trong những lý do quảng cáo không hiệu quả chính là bạn chưa xác định được rõ mục tiêu và chiến lược phù hợp.

Trước khi lên chiến dịch quảng cáo, việc đầu tiên của bạn là xác định rõ mong đợi cuối cùng mà bạn muốn nhận được:

  • Là nâng cao nhận thức 
  • Là nâng cao doanh số 
  • Là tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Là tìm kiếm tệp khách hàng mới

Một khảo sát cho thấy 72% số người tham gia cho biết mục tiêu Marketing khi sử dụng Facebook nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của cộng đồng. Với dụng phong phú về nội dung do người dùng Facebook tạo ra, sự lan tỏa nhanh và sự tham gia tích cực của cộng đồng mạng thông qua lượt thích, chia sẻ và bình luận giúp Facebook trở thành mạng xã hội tuyệt vời để xây dựng một thương hiệu mới.

5) Không làm mới nội dung

Ở bất kì nền tảng mạng xã hội nào, nội dung cũng là yếu tố quan trọng. Mỗi ngày, người dùng phải tiếp nhận quá nhiều thông tin nên nếu nội dung của bạn không sáng tạo, mới mẻ và mang lại giá trị thật, bài post của bạn sẽ bị chìm trong quên lãng sau cú lướt chuột thôi.

1990 Agency sẽ gợi ý một số cách để bạn có thể làm mới nội dung:

Về nội dung:

  • Đặt tiêu đề ấn tượng, độc lạ 
  • Chuyển đổi cách xưng hô
  • Đa dạng cách kêu gọi hành động (CTA)
  • Đừng tham quá mà hãy chọn làm nổi bật 1 số điểm mạnh sản phẩm 
  • Sử dụng feedback từ khách hàng

Về hình ảnh:

  • In hoa và phóng to tiêu đề
  • Sử dụng màu sắc bắt mắt, tươi sáng
  • Sử dụng hình ảnh thực tế của khách hàng cùng sản phẩm bạn
  • Thay đổi định dạng sang video hoặc GIF

6) Hình thức quảng cáo chưa phù hợp

Facebook cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn hình thức quảng cáo để có thể tối ưu hiệu quả. Tìm hiểu từng hình thức để có thể sử dụng chúng theo những mục đích truyền thông phù hợp. Tham khảo một số hình thức quảng cáo được 1990 Agency tổng hợp và gợi ý phù hợp với từng mục tiêu:

  • Quảng cáo thu hút lượt truy cập đến website. (Clicks to Website)
  • Quảng cáo tăng truy cập Website giúp gia tăng tỷ lệ truy cập và chuyển đổi đơn hàng của khách hàng vào một trang landing page cụ thể trên website. (Website Conversions)
  • Quảng cáo tăng tương tác Fanpage. (Page Post Engagement)
  • Quảng cáo tăng like Fanpage nhằm tăng số lượng người tham gia Fanpage và tăng độ nhận diện thương hiệu. (Page Likes)
  • Quảng cáo tăng lượt cài đặt ứng dụng. (App Installs)
  • Quảng cáo tăng sự tương tác trong ứng dụng. (App Engagement)
  • Quảng cáo thu hút người dùng khuyến khích  tham gia sự kiện. (Event Responses)
  • Quảng cáo quảng bá chương trình khuyến mãi. (Offer Claims)
  • Quảng cáo thu hút lượt xem video. (Video Views)