7 CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XÓA ĐÁNH GIÁ GIẢ MẠO TRÊN GOOGLE - 1990.Agency - Digital Marketing Agency

7 CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XÓA ĐÁNH GIÁ GIẢ MẠO TRÊN GOOGLE

Digital World

Các đánh giá trên Google chính là “công cụ” thu hút các khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên các đánh giá này luôn có nguy cơ bị giả mạo hoặc được đối thủ thuê social media agency cài cắm hoặc tự đánh giá ảo nhằm “hạ bệ” đối thủ.

Vậy làm sao để biết những đánh giá về doanh nghiệp của bạn trên Google là giả mạo? Dựa vào 7 dấu hiệu mà 1990 Agency cung cấp dưới đây bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra và xóa bỏ chúng. Bắt đầu ngay!

1. 7 dấu hiệu cho thấy đánh giá Google là giả mạo 

Nội dung đánh giá lạc đề, chỉ đề cập đến chuyện cá nhân

Thông thường các bài đánh giá giả mạo chỉ đề cập đến những vấn đề nhỏ, hiềm khích cá nhân,… – những nội dung không liên quan đến vấn đề của dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn. Điều những người này hướng đến là đánh giá 1 sao để làm cho các doanh nghiệp bị đánh giá xấu trên Google chứ không thực sự đánh giá với mục đích góp ý chân thành.

Đánh giá mang tính cảm quan, không nói rõ vấn đề

Than phiền với các từ ngữ chung chung

Trên thực tế không khó để chúng ta bắt gặp các đánh giá trên Google với nội dung vô cùng ngắn gọn như “dở, không ngon, không đẹp hay sử dụng chán lắm”… mà không phân tích hoặc cung cấp được những đánh giá cụ thể về sản phẩm/dịch vụ. 

Đây có thể là các đánh giá giả mạo vì người đánh giá có hiềm khích cá nhân, muốn cạnh tranh không lành mạnh với cửa hàng/doanh nghiệp hoặc cũng có thể họ thiếu hiểu biết về dịch vụ/sản phẩm đang sử dụng. Các đánh giá chung chung này có thể xuất hiện hàng loạt trong thời gian ngắn nếu đối thủ thuê seeding từ digital agency.

Ví dụ về đánh giá tiêu cực với từ ngữ chung chung

Dùng nhiều dấu than để thể hiện bức xúc mà không đề cập vấn đề cụ thể 

Một nghiên cứu từ MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) cho thấy các bài đánh giá giả mạo thường chứa nhiều dấu chấm than hơn các bài đánh giá thật. Họ thường \sử dụng dấu chấm than để thể hiện sự bức xúc mà không đề cập vấn đề cụ thể hay đưa ra dẫn chứng cụ thể. 

Có thể những người đánh giá giả mạo tin rằng thêm dấu chấm than sẽ nhấn mạnh được những cảm xúc tiêu cực cho đánh giá của họ. 

Đánh giá có nhiều dấu chấm than mà không đề cập vấn đề cụ thể

Tên và hình đại diện của người đánh giá

Một dấu hiệu nữa để dễ dàng nhận ra tài khoản đánh giá là giả mạo là nhìn vào ảnh đại diện. Thông thường các tài khoản seeding giả thường không để ảnh đại diện hoặc nếu có thì cũng sẽ là những bức ảnh giả (được lấy trên internet), hình chữ cái mặc định của Google,… 

Tài khoản không có ảnh đại diện với nội dung đánh giá chung chung

Kiểm tra đánh giá của người đó với đối thủ cùng ngành

Hãy kiểm tra xem tài khoản đánh giá xấu về doanh nghiệp của bạn có đang làm điều ngược lại với doanh nghiệp đối thủ hay không. Nếu họ chỉ đánh giá tiêu cực về doanh nghiệp của bạn trong khi đó lại đưa ra rất nhiều đánh giá tích cực về đối thủ cùng ngành thì bạn có quyền tin rằng những đánh giá của họ là chơi xấu, giả mạo.

Để kiểm tra, hãy nhấp vào tên của người đánh giá và kiểm tra tất cả các đánh giá mà người đó đã để lại, tương tự như hình ảnh bên dưới.

Kiểm tra các đánh giá của một tài khoản

Ở chế độ xem này, bạn có thể xem các doanh nghiệp/dịch vụ mà người đó đã đánh giá cũng như bất kỳ ảnh nào mà người đánh giá đã tải lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem “điểm đóng góp” của họ, số điểm này càng cao chứng tỏ bài đánh giá này là càng có tính chân thực cao. Thông thường các tài khoản giả social agency lập ra hàng loạt để đánh giá giả sẽ mắc lỗi này. 

Điểm đánh giá thực tế của một tài khoản thật trên Google

Xem tần suất đánh giá

Những tài khoản được thuê đánh giá giả mạo thường đăng hàng loạt đánh giá trong thời gian ngắn, vì thế bạn cũng có thể dựa vào đặc điểm này để xác định đâu là tài khoản ảo chuyên đi đánh giá giả mạo. Hãy kiểm tra bằng cách nhấn vào và kiểm tra tài khoản của họ.

Các đánh giá xấu liên tục xuất hiện trong 1 tháng

Đánh dấu cờ mà không có bình luận

Google cho phép người dùng gửi đánh giá mà không cần mô tả chi tiết trải nghiệm của họ về sản phẩm/dịch vụ. Điều này gần như là một sự “tiếp tay” cho những tài khoản chuyên đi đánh giá giả mạo bởi họ dễ dàng để lại các đánh giá xấu cho doanh nghiệp/sản phẩm mà không cần phải chứng minh bằng hình ảnh, trải nghiệm thật.

Một đánh giá 1 sao không có lý do

2. Cách xóa các đánh giá giả mạo 

Sau khi xác nhận các đánh giá giả mạo trên Google doanh nghiệp, vậy phải làm sao để xóa chúng đi?Hãy cùng 1990 Agency thực hiện theo các bước bên dưới nhé!

Tuy nhiên trong lúc chờ phản hồi của Google, bạn cũng nên trả lời lại các đánh giá tiêu cực bằng lời xin lỗi và đề xuất hướng giải quyết những trải nghiệm tiêu cực mà doanh nghiệp/sản phẩm cho khách hàng. 

Nếu đó đánh giá là giả mạo, người đánh giá có thể sẽ không phản hồi lại bạn. Nhưng nếu đó là đánh giá thật, khách hàng sẽ quan tâm và có thể chấp nhận phương án giải quyết của bạn, đồng thời xóa đánh giá bất lợi cho doanh nghiệp. Việc phản hồi này sẽ thể hiện doanh nghiệp rất cầu thị, chuyên nghiệp và luôn tôn trọng khách hàng. 

Phản hồi lại khách hàng khi có đánh giá xấu

Có thể thấy, nội dung của các đánh giá trên google có ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, doanh nghiệp nên đặc biệt chú trọng đến việc quản lý các đánh giá này, hoặc liên hệ 1990 Agency ngay để được tư vấn các dịch vụ digital agency phù hợp.